Hyper-casual là một thể loại Game đang gây bão cho ngành công nghiệp mobile game hiện nay.
Vậy Hyper Casual là gì, xu hướng mới của Mobile Gaming này có gì thu hút nhiều người chơi đến thế? Hãy cùng Rocket tìm hiểu ngay nhé
𝐆𝐚𝐦𝐞 𝐇𝐲𝐩𝐞𝐫-𝐂𝐚𝐬𝐮𝐚𝐥 là gì?
Hyper-casual là thể loại game có dung lượng thấp, thiết kế và cách chơi đơn giản, thường miễn phí. Chúng rất dễ chơi nhưng cũng rất dễ gây nghiện
Hyper-casual là game trên thiết bị di động, chỉ có một hoặc vài một cơ chế chơi và có giao diện tối giản như xếp chồng đồ vật, quay vòng và rơi. Sau khi mở game, người dùng chỉ cần xem qua vài bước là biết cách chơi, hoặc chỉ cần xem quảng cáo vài giây là có thể chơi game.
Các cơ chế nổi bật của 𝐆𝐚𝐦𝐞 𝐇𝐲𝐩𝐞𝐫-𝐂𝐚𝐬𝐮𝐚𝐥
Cơ chế đúng lúc (timing mechanic):
Cơ chế này còn được gọi là “cơ chế chạm – tap mechanic”. Đối với game sử dụng cơ chế này, người dùng phải chạm vào màn hình để có thể thực hiện một thao tác vào đúng thời điểm yêu cầu.
Ví dụ: game Run Race 3D, người chơi phải chạm vào màn hình để nhảy lên mỗi khi cần nhảy.
Cơ chế lên/rơi (rising/falling mechanic):
Ở cơ chế này, một vật thể sẽ bay lên hoặc rơi xuống trong một môi trường giả định.
Ví dụ: Helix Jump Game
Cơ chế giải đố (puzzle mechanic):
Để có thể hoàn tất màn chơi ở game dạng này, người chơi phải vận dụng logic và đưa vật đi quanh màn hình để về đích.
Ví dụ: Roller Splat!, người chơi phải điều khiển quả bóng sơn sao cho phủ kín sơn lên khắp các con đường càng lúc càng rối trong mê cung.
Cơ chế xếp chồng (stacking mechanic):
Game dạng này yêu cầu người chơi phải xếp chồng vật thể. Nếu game sử dụng cơ chế này thì có thể kết hợp thêm nhiều cơ chế khác. Ví dụ, người dùng phải thay đổi hoặc xoay vật thể thì mới có thể xếp chồng chúng một cách chính xác.
Ví dụ: Tofu Girl Gravity
Cơ chế nhấn nhanh (agility mechanic):
Khác với cơ chế đúng lúc ở trên, cơ chế nhấn nhanh yêu cầu người dùng lặp lại chuyển động một cách thật nhanh và chính xác. Có thể lấy game Timberman làm ví dụ, trong game này, người chơi vừa phải chẻ củi vừa phải tránh các nhánh cây cứ liên tục rơi xuống cản trở.
Ví dụ: Game Timberman, người chơi vừa phải chẻ củi vừa phải tránh các nhánh cây cứ liên tục rơi xuống cản trở.
Cơ chế tăng trưởng (growing mechanic):
Ở cơ chế này, người chơi phải làm sao cho vật thể đạt kích thước lớn nhất, thường theo kiểu hấp thụ dần để lớn lên.
Ví dụ: game Slither.io
Cơ chế xoay (turning mechanic):
Nếu game sử dụng cơ chế xoay, thì người dùng thường phải xoay trái hay xoay phái trong một môi trường 3D để qua màn. So với các cơ chế khác, cơ chế này làm tăng độ khó của game lên nhiều lần. Cho nên, game hyper-casual càng phải làm đơn giản cách thức điều khiển.
Cơ chế uốn lượn (swerving mechanic):
Cơ chế này khác với cơ chế xoay bên trên ở điểm: yêu cầu người dùng di chuyển vật theo một cách chính xác trên màn hình để tránh các chướng ngại vật.
Ví dụ: game Aquapark, nhân vật của người chơi sẽ tự trượt xuống một máng nước, và họ phải điều khiển sao cho nhân vật vượt lên dẫn đầu. Họ cũng có thể bị đẩy văng khỏi máng hoặc bỏ qua các góc của máng trượt.
Cơ chế hợp thể (merging mechanic):
Mục tiêu của game là tìm các vật thể giống nhau, từ đó tạo ra một vật thể có giá trị hơn. Thường nếu chọn cơ chế hợp thể, thì game hyper-casual phải có hình họa bắt mắt để người chơi cảm thấy game thú vị và tiếp tục chơi. Loại game này cũng có thể kết hợp thêm cơ chế khác.
Ví dụ: Merge Dogs cho phép người dùng đưa chó chạy vòng quanh đường đua.
Game hyper-casual thường chỉ có một hoặc hai cơ chế. Và nói rộng ra, khi bạn thiết kế một trong những trò chơi này, bạn đang tập trung nhiều hơn vào cách thao tác các cơ chế đó để có trải nghiệm chơi trò chơi khác nhau hơn là tạo bất cứ thứ gì từ đầu.
Vì vậy, hãy giữ cho trò chơi của bạn ngắn gọn, đơn giản và thu hút. Nhưng hãy thử nghiệm với các cơ chế đã có sẵn và các chủ đề, nếu bạn muốn nổi bật. Và nếu bạn muốn có thêm cảm hứng hoặc chỉ muốn cập nhật thông tin, hãy đăng ký nhận bản tin của chúng tôi bên dưới.
————————————————
𝐑𝐎𝐂𝐊𝐄𝐓 𝐆𝐀𝐌𝐄 𝐉𝐀𝐌 𝟐𝟎𝟐𝟐 Tổng giải thưởng 𝟱𝟱.𝟬𝟬𝟬.𝟬𝟬𝟬 𝗩𝗡𝗗
Link đăng ký: https://forms.gle/pezRdQk6VbxHr9587
Giai đoạn 1 (08/7 – 18/7/2022) – Tìm kiếm đồng đội, hoàn tất đăng ký dự thi
Giai đoạn 2 (19/7 – 24/7/2022 – Triển khai và nộp ý tưởng.
Giai đoạn 3 (25/7 – 08/8/2022) – Triển khai bản chơi thử.
Giai đoạn 4 (09/8 – 16/8/2022) – Hoàn thiện và nộp bài.
Mọi thắc mắc liên quan đến cuộc thi, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0984834692
Email: gamejam@rocketstudio.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/RocketGamesGoGlobal
————————————————
𝑹𝑶𝑪𝑲𝑬𝑻 𝑮𝑨𝑴𝑬𝑺 𝑺𝑻𝑼𝑫𝑰𝑶
Website: https://rocketstudio.game/
Email: 𝙩𝙪𝙮𝙚𝙣𝙙𝙪𝙣𝙜@𝙧𝙤𝙘𝙠𝙚𝙩𝙨𝙩𝙪𝙙𝙞𝙤.𝙘𝙤𝙢.𝙫𝙣
Địa chỉ: Tầng 12, Ô D29 Phạm Văn Bạch, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội